Ấn tượng đầu tiên của nhiều người về những quả măng cụt là loại quả vỏ cứng, chát nhưng ruột lại thơm, ngọt mát. Măng cụt là loại trái cây được dùng phổ biến tại khu vực Châu Á, các nước láng giềng Việt Nam như Thái Lan, Mã Lai, Indonesia… cũng là những nước trồng nhiều loại quả này. Ở Việt Nam thì măng cụt được trồng chủ yếu ở miền Nam tại các tỉnh thuộc khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Măng cụt là loại quả cho năng suất cao và doanh thu tốt nên rất nhiều người trồng măng cụt, tuy nhiên cần phải biết kỹ thuật trồng cây măng cụt nhằm đạt chất lượng mùa vụ tốt.
Kiến thức sơ lược trước khi trồng cây măng cụt
Quả măng cụt là một trong những loại trái cây được nhiều người ưa thích. Măng cụt có bắt nguồn từ các nước Myanma, Malaysia, Thái Lan, Indonesia… chủ yếu tập trung phát triển mạnh nhất ở các vùng quốc gia nhiệt đới gió mùa như vùng châu Á. Cây măng cụt sinh sống và phát triển ưa nhiệt đới, ẩm.
- Măng cụt có thân cây giống thân gỗ như nhãn hay vú sữa, khá to và cao khi nhiều năm tuổi.
- Chiều cao trung bình mỗi cây măng cụt trưởng thành khoảng 10m.
- Cây măng cụt thuộc dạng tán rộng, tròn, nhiều cành và nhiều lớp lá dày, lá màu xanh thẫm, cỡ trung.
- Rễ măng cụt thuộc rễ nông (chủ yếu ở trên mặt đất) và phát triển rễ khá chậm.
- Trái măng cụt vừa lòng bàn tay, không quá to hay nhỏ.
- Vỏ rất cứng và chát.
- Phía cuống vỏ có 5-6 cánh trông rất đẹp mắt.
- Ruột măng cụt chia thành các múi, có hạt bé hoặc không có hạt. Vị ngọt thanh, hơi chua rất nhẹ của măng cụt luôn để lại ấn tượng rất sâu.
- Măng cụt ra hoa vào đợt tháng 3 hàng năm và thu hoạch từ tháng 5 tới tháng 8 hàng năm.
Có thể bạn quan tâm:
- Cách chọn măng cụt ngon dựa vào đặc điểm bên ngoài
- Dinh dưỡng của quả măng cụt và những lợi ích tuyệt vời
- Măng cụt Thái Lan có những đặc điểm và công dụng gì?
Điều kiện sinh thái để măng cụt phát triển
Cây măng cụt ưa nhiệt cao. Nhiệt độ thích hợp của môi trường trồng cây măng cụt là khoảng 25 – 35 độ C. Vượt ngưỡng nhiệt độ trên cây vẫn có thể sinh trưởng nhưng sự phát triển sẽ bị ảnh hưởng lớn, thêm vào đó, khả năng sinh hoa đậu quả là điều khá khó khăn. Nếu dưới 50 độ C, cây sẽ chết hoàn toàn.
Cây măng cụt có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau nhưng phát triển tốt nhất nếu trồng bằng loại đất sét giàu hữu cơ, tầng canh tác dày, thoát nước tốt và gần nguồn nước tưới. Mặc dù sinh trưởng tốt vùng Đồng bằng Sông Cửu Long tuy nhiên măng cụt không thích hợp trên vùng đất mặn hoặc đất bị nhiễm mặn. Cây măng cụt phù hợp với khí hậu nhiệt đới có nhiệt độ và độ ẩm cao, kết hợp với lượng mưa lớn.
Bộ rễ của măng cụt nông, ngắn và phát triển yếu, chậm nên cần được quang hợp đủ để nhanh phát triển. Tuy nhiên, trồng cây măng cụt con thì măng cụt lại không ưa sáng nên cần có lưới che trong râm để tiện phát triển. Khi cây đang trong giai đoạn đầu phát triển (chưa thu hoạch), cây cần được bón đầy đủ phân lân, đạm, kali. Khi cây có quả, cần bón thêm phân bón NPK. Để có thể thu hoạch, cây măng cụt thường được chăm sóc từ 6 – 8 năm.
Phương pháp trồng cây măng cụt
Tùy vào môi trường, địa hình và các điều kiện tự nhiên của vùng trồng mà lên kế hoạch tính toán mật độ trồng và cách chuẩn bị đất trồng khác nhau. Mật độ trung bình cây cách nhau 7 – 10m tương ứng với 100 – 200 cây/ha.
Thông thường, ở khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long nếu trồng theo cách đắp ụ thì cần chú ý bồi ụ thật kỹ để tránh tình trạng đất bị sạt lỡ ảnh hưởng đến bộ rễ của cây. Những khu vực có địa hình thấp nên tiến hành xẻ liếp, đào mương để tối ưu khả năng thoát nước, nâng cao tầng canh tác đất để tránh ngập úng.
Quy cách hố trồng: Đào với khoảng cách từ 60 x 60 x 60cm đến 80 x 80 x 80cm. Khi làm bồn xong, bón lót 2 – 3kg phân bón hữu cơ mỗi gốc. Đảo đều với đất, tưới nước để giữ ẩm cho đất và chờ sau 20 – 30 ngày mới xuống giống sẽ giúp cây có điều kiện tốt nhất để phát triển và tăng khả năng đề kháng với sâu bệnh hại.
Cách bón phân cho cây măng cụt
Có thể bạn quan tâm:
- Củ cà rốt – Loại thực phẩm giàu vitamin A có lợi cho mắt
- Dưa hấu – Loại trái cây cung cấp nhiều nước và vitamin
Trồng cây măng cụt bón phân theo giai đoạn: mỗi năm bón từ 5 – 10kg phân chuồng + NPK 15-15-15 mỗi gốc. Liều lượng phân bón:
Năm 1: 0,3-0,5 kg/cây/năm
Năm 2: 0,5 – 0,7 kg/cây/năm
Năm 3: 0,7 – 1 kg/cây/năm
Năm 4: 1 – 1,5 kg/cây/năm
Giai đoạn cây ra trái:
Lần 1 (sau khi thu hoạch trái xong): NPK 20-5-6 kết hợp 20 – 30kg phân chuồng/cây.
Lần 2 (trước khi cây ra hoa 30 – 40 ngày): NPK 20-20-15 lượng bón 1 – 2 kg/cây.
Lần 3 (khi cây vừa đậu trái): NPK 17-7-21 lượng bón 2 – 3kg/cây.
Trên đây là kỹ thuật trồng cây măng cụt, mong rằng với những kiến thức trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình trồng loại cây ăn quả này nhé.