Cam sành – loại trái cây tươi rất phổ biến trong đời sống, luôn được người tiêu dùng ưu tiên chọn mua hàng đầu bởi tác dụng thần kỳ mà loại quả này mang lại cho sức khỏe chúng ta. Vậy làm thế nào để nhận biết trái cam ngon ngọt và mọng nước? Hãy cùng bỏ túi toàn bộ thông tin về loại quả này trong bài viết này nhé.
Giới thiệu sơ nét về cam sành
Cam sành là loại quả giàu các chất dinh dưỡng vitamin C, chất chống oxy hóa, chất xơ, folate nhưng rất ít calo và đường rất có lợi cho sức khỏe. Đây là một giống cây ăn quả thuộc chi Cam chanh phân bố rộng khắp Việt Nam từ Tuyên Quang , Yên Bái, Hà Giang tới Hậu Giang, Cần Thơ.
Nhưng nhìn chung loại quả này thích hợp với vùng đất phù sa cổ màu mỡ, khí hậu mát ẩm. Đặc điểm của loại cam này cụ thể gồm có những điểm nổi bật như sau:
- Có đặc tính sinh trưởng thuộc loại trung bình, khuynh hướng vươn cao. Cây cam cho trái sớm sau 2 năm trồng (cây ghép).
- Thời vụ hoạch cam sành tập trung vào khoảng tháng 8 – 12 âm lịch.
- Đặc điểm: Trái cam có dạng hình cầu hơi dẹp, trọng lượng trung bình đạt 235,9g. Vỏ cam màu xanh đến màu xanh vàng khi chín, sần và dày khoảng 3-5mm. Tép màu vàng cam đậm, mọng nước, vị ngọt chua – độ Brix: 8 -10%, mùi rất thơm và khá nhiều hạt (8-16 hạt/trái).
Giá trị dinh dưỡng cực tốt bên trong quả cam
Cam sành là loại quả giàu các chất dinh dưỡng, gồm chất chống oxy hóa nhưng rất ít calo và đường rất có lợi cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng mà quả cam mang lại rất lớn và cứ mỗi quả sẽ có chứa 100gram với 87,6g nước cùng 1.104 microgram Carotene – đây là một loại vitamin chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể.
Ngoài ra trong cam còn có tới 30mg Vitamin C và 10.9 gram chất tinh bột cùng 93 mg kali, 26 mg canxi với 9 mg magnesium. Hàm lượng chất xơ bên trong là 0,3g, 4,5 mg natri, 7 mg Chromium và 20 mg phốt pho, 0,32 mg sắt với tổng giá trị năng lượng trong 1 quả là 48 kcal.
Cam sành không hề chứa chất béo cholesterol giàu Vitamin C và hiện đang được chứng minh là loại quả có tác dụng chống viêm, ngăn chặn các khối u, ức chế tình trạng đông máu, hạn chế tình trạng oxy hóa. Thực tế hàm lượng lớn Vitamin C đang chiếm từ 15 đến 20% trên tổng tất cả các chất kháng oxy hóa bên trong trái cây.
Một số hợp chất khác có khả năng chống lại oxy hóa lớn thậm chí cao gấp 6 lần so với vitamin C hesperidin từ flavanoid cũng xuất hiện nhiều ở phần lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi và tép cùng hạt cam. Những chất này có công năng giúp giảm cholesterol xấu (LDL) và tăng thêm cholesterol tốt (HDL) cho cơ thể. Sử dụng cam thường xuyên đúng liều lượng chắc chắn sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng lớn cho cơ thể của bạn.
Bí quyết chọn cam sành ngon ngọt và mọng nước
Bí quyết chọn cam sành tươi, ngon và tốt cho sức khỏe chính là mục tiêu hàng đầu mà các bà nội trợ cần. Họ phải ghi nhớ đó là nên mua cam vào đúng mùa. Nếu mua cam trái mùa thường tiềm ẩn những nguy cơ gây hại cho cơ thể. Bởi vì rất có thể cam được phun thuốc sâu và bảo quản bằng các hóa chất, không tốt cho cơ thể.
Nên chọn cam đúng mùa
Cam sành là loại quả thường có sẵn quanh năm tuy nhiên thời điểm chính vụ thường vào dịp cuối năm. Thời điểm hiện tại, cam sành đã bắt đầu được bày bán rất tại các siêu thị, cửa hàng hoa quả, chợ,…
Chọn cam sành ngon khi quan sát vỏ
Thường thì những quả cam sành ngon đều là những quả có vỏ mỏng, ngọt và mọng nước. Nếu quả dày cùi rất có thể đây thường là quả không ngon, ít nước, thậm chí bị khô.
Cách chọn cam ngon dựa vào màu sắc bên ngoài
Xét về màu sắc, quả cam sành ngon sẽ sở hữu vỏ màu xanh bóng và cầm nặng tay. Những quả được chín tự nhiên sẽ vàng ở phần đáy quả , nếu chín ở phần đều thì thường là do giấm mà chín thì không nên chọn.
Chọn cam ngon qua cuống cam
Những quả cam tươi là khi cuống núm, khi sờ vào cuống thấy chặt, người dùng có thể thử bằng cách bẻ cuống bằng tay cũng khó rụng. Cộng với lá còn tươi hoặc khi héo nhưng vẫn còn dính ở phần cuống quả. Chứng tỏ chúng mới được hái ra khỏi vườn vì vậy vẫn còn giữ được độ tươi ngon cũng như đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Những tác dụng thần kì và tuyệt vời của cam sành
Chắc hẳn ai cũng biết cam sành là trái cây bổ dưỡng, đem lại lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên cụ thể trong cam có chứa những thành phần dinh dưỡng nào mà lại có công dụng tuyệt vời đến vậy thì không phải ai cũng biết. Những lý do dưới đây sẽ thuyết phục vì sao bạn nên bổ sung trái cây kỳ diệu này vào thực đơn hàng ngày đấy nhé.
Bảo vệ thận khỏe mạnh
Hãy giúp cho trái thận luôn khỏe mạnh bằng cách tiêu thụ mỗi ngày ít nhất một quả cam sành. Nếu người dùng thích uống nước cam hơn là ăn từng múi, thật tuyệt khi đây là cách rất tốt để người dùng bổ sung citrate vào cơ thể. Lượng citrate được bổ sung thường xuyên vào cơ thể sẽ giúp thận của bạn luôn khỏe, không còn nỗi lo lắng về căn bệnh ở bộ phận này.
Hỗ trợ tiêu hóa
Cam chứa một lượng chất xơ dồi dào, do vậy hỗ trợ quá trình tiêu hóa rất hiệu quả. Cam sành còn giúp ngăn ngừa bệnh trào ngược axit và viêm loét dạ dày. Bởi vậy đây cũng chính là lý do khiến người dùng nên bổ sung cam vào chế độ ăn uống hàng ngày ngay từ hôm nay. Đặc biệt nếu người dùng đang gặp tình trạng táo bón mãn tính.
Tăng cường thể lực
Người dùng vừa tập luyện mệt mỏi, cơ thể ra nhiều mồ hôi? Hãy uống một cốc nước cam có thêm chút muối iot để hồi phục lại thể lực nhanh chóng nhất. Bởi lượng đường fructoza cùng 85% lượng nước trong cam sành sẽ được hấp thụ nhanh chóng, có tác dụng bồi bổ thể lực và giải khát.
Có tác dụng ngăn chặn virus xâm nhập
Tiêu thụ thực phẩm giàu chất polyphenol sẽ giúp người dùng có được hệ thống miễn dịch khỏe mạnh hơn, bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm virus. Hơn hết, chất Polyphenol còn đóng vai trò là chất chống viêm, phòng ngừa virus, chống dị ứng và chống sưng. Theo một số nghiên cứu cho thấy người có thói quen ăn cam sành thường xuyên hay uống vào mỗi sáng sớm có tỷ lệ nhiễm bệnh thấp hơn.
Tăng lượng chất xơ
Lượng chất xơ dồi dào từ cam sành đóng vai trò cực kỳ quan trọng để kiểm soát lượng cholesterol, giảm nguy cơ mắc xơ vữa động mạch. Bên cạnh đó, chất xơ giúp kiểm soát được căn bệnh tiểu đường tuýp 2. Trong cam lại có rất nhiều chất xơ nên chắc chắn đây sẽ nguồn cung cấp dồi dào từ tự nhiên.
Chống ung thư
Có nhiều nhà khoa học đã chứng minh rằng tác dụng của nước cam có thể phòng chống ung thư. Cam sành chứa các hoạt chất thuộc nhóm flavonoid như naringin và hesperidin.
Đặc biệt, nước cam còn làm giảm các căn bệnh bạch cầu ở trẻ em, chống lại ung thư gan, ung thư vú, ruột kết. Các bác sĩ thường khuyên mọi người ngoài việc tầm soát ung thư hãy ăn nhiều thực phẩm có chứa naringin và hesperidin để bảo vệ cơ thể, ngăn sự xuất hiện của những tế bào bất thường.
Tốt cho da
Cam sành có đủ beta-carotene, đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ để bảo vệ các tế bào bị bào mòn. Đồng thời bảo vệ làn da khỏi các các gốc tế bào tự do và ngăn ngừa dấu hiệu sự lão hóa.
Một số lưu ý khi sử dụng cam sành tốt cho sức khỏe
Cam sành tuy mang lại vô số các lợi ích cho sức khỏe bởi nhiều giá trị dinh dưỡng, nhưng nếu người dùng ăn và uống cam mỗi ngày thì hãy lưu ý những điều sau đây nhé:
Không ăn hoặc uống quá nhiều lượng cam mỗi ngày
Theo nhiều nghiên cứu, con người chỉ nên ăn tối đa 3 quả cam là đủ đáp ứng vitamin C cho cơ thể. Ăn quá nhiều cam trong ngày, làm cho việc tiêu thụ nhiều vitamin C và tăng axit oxalic chuyển hóa. Từ đây có thể gây ra bệnh sỏi tiết niệu hoặc sỏi thận.
Không uống sữa gần uống nước cam sành
Cam chứa nhiều chất Axit Tartaric và vitamin C, loạt chất này sẽ phản ứng với protein trong bao tử. Từ đó, gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa, khiến người dùng bị chướng bụng, khó chịu hoặc tiêu chảy liên tục. Vì thế, người dùng lưu ý thời gian uống sữa và ăn hoặc uống cam cần cách nhau ít nhất 1 tiếng.
Không ăn cam sành cùng củ cải
Khi ăn củ cải, bao tử sẽ sản sinh ra chất sulfate. Sau khi loạt chất sulfate chuyển hóa sẽ sản sinh ra chất chống tuyến giáp – thioxianic axit. Nếu bạn ăn cam, flavonoid có trong cam sẽ được phân hủy trong thành đường ruột và biến thành axit hydroxy và axit ferulic.
Khi ăn cam cùng củ cải một lúc sẽ khiến chất axit thioxianic trong cam bị ức chế về tuyến giáp, có thể dẫn đến căn bệnh bướu cổ.
Tuyệt đối không ăn cam khi đang đói
Người dùng nên lưu ý rằng, ngay sau khi đã gọt vỏ hoặc ép lấy nước thì nên sử dụng hoặc uống ngay. Để tránh hàm lượng chất vitamin C bay mất khi chúng phản ứng với chất oxy trong môi trường. Thời gian sau chế biến cam cũng không nên quá 30 phút.
Đừng nên ăn cam trước khi ăn cơm
Tuyệt đối không nên ăn cam sành lúc đói hoặc ngay trước khi ăn. Điều này có thể làm người dùng bị xót ruột, cồn cào và giảm vị giác khi ăn. Nếu dùng cam sau khi ăn, lúc no bụng sẽ làm lượng đường trong quả cam lên men, gây khó chịu đường tiêu hóa.
Tổng kết
Trên đây là một số chia sẻ về cách chọn cam sành mọng nước và ngon cũng như công dụng tuyệt vời mà loại quả này mang lại cho sức khỏe. Hy vọng người dùng đã tích lũy thêm cho mình kinh nghiệm chọn cam ngon ngọt rồi!