Khoai tây chính là nguồn thực phẩm bổ sung, thêm nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể con người ta. Nó có tác dụng giúp bạn giữ dáng, làm đẹp da. Tuy nhiên thói quen ăn nguồn thực phẩm này mỗi ngày, có thực sự đem lại hiệu quả tốt cho sức khỏe và cơ thể của mình hay không.
Khoai tây và thông tin cơ bản
Khoai tây là một loại cây công nghiệp thuộc họ cà, được trồng theo mùa vụ để thu hoạch củ làm thực phẩm hoặc chế biến thành nhiều thứ khác. Được trồng phổ biến ở hơn 100 quốc gia trên thế giới, thực phẩm này được rất nhiều nơi sử dụng làm nguyên liệu chính cho bữa cơm gia đình.
Cho dù loại thực phẩm này rất thông dụng, tuy nhiên một số người cho rằng loại khoai này không hề tốt như những gì con người vẫn nghĩ. Và thậm chí nó còn có thể gây nguy hiểm rất lớn đối với sức khỏe.
- Nguồn gốc: Khoai tây có nguồn gốc xuất xứ từ vùng đất Nam Mỹ nhiệt đới nắng gió, vào những năm 8000 đến năm 1000 trước công nguyên. Tại nơi đây bạn có thể tìm thấy rất loại nhiều loài khoai ở khắp mọi nơi.
- Phân loại: Đây chính là một thành viên thuộc họ nhà cà. Ví dụ như: cà chua hoặc cà tím. Củ khoai tây chính là chỗ phình ra của phần thân nằm sâu dưới lòng đất. Nó có chức năng cung cấp mọi nguồn dưỡng chất cho phần lá phía bên trên.
- Màu sắc: Như chúng ta thường thấy nó có màu sắc vàng nhạt. Tuy nhiên loại củ này có rất nhiều màu sắc khác như tím xanh hoặc đen. Tuy nhiên, mức độ phổ biến của nó sẽ thấp hơn.
- Thành phần dinh dưỡng: Ngoài hàm lượng nước, khoai tây còn rất giàu chất cacbonhidrat và hàm lượng cao protein như chất xơ. Thông qua cách chế biến sẽ làm thay đổi đáng kể hàm lượng dinh dưỡng.
Điểm qua một số công dụng mà loại củ này mang lại, đối với sức khỏe của con người chúng ta như sau đây:
Giúp kháng viêm và giảm đau
Trong khoai tây có chứa hàm lượng vitamin C khá phong phú. Loại chất này ngoài tác dụng có thể cải thiện được sức đề kháng, nó còn được dùng như một phương thức để kháng viêm và giảm đau tự nhiên luôn an toàn đối với cơ thể. Trong dân gian thường hay sử dụng loại củ tươi, để đắp ngoài trị các chứng viêm da. Khi đem loại củ này luộc chín và đắp vào chỗ tổn thương khi còn nóng sẽ giảm sưng tại chỗ.
Khoai tây cải thiện đáng kể hệ miễn dịch
Vitamin C là một loại chất rất cần thiết cho hoạt động miễn dịch của cơ thể. Khoai tây chứa hàm lượng vitamin C rất dồi dào, giúp bạn củng cố được hàng rào bảo vệ nghiêm ngặt cho cơ thể. Thực phẩm này cung cấp đến 45% Vitamin C mà cơ thể cần, đặc biệt hữu ích cho người già trẻ nhỏ. Hoặc bệnh nhân đang bị suy giảm hệ miễn dịch.
Ngăn ngừa hội chứng trầm cảm và giảm căng thẳng
Vitamin B6 có trong khoai tây, sẽ được hấp thu và chuyển hóa thành một loại hợp chất hữu cơ. Nó có tác dụng nhằm xoa dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng và lo âu. Ngăn ngừa nguy cơ về bệnh trầm cảm đối với con người ta.
Hàng rào bảo vệ sức khỏe tim mạch
Chất xơ có trong củ khoai tây, ngoài khả năng thúc đẩy được hệ tiêu hóa. Nó còn làm giảm lượng cholesterol xấu có trong máu, ngăn ngừa được bệnh xơ vữa động mạch và mọi vấn đề có liên quan đến tim mạch. Song hành cùng với đó, vitamin C và carotenoid có trong loại củ này sẽ luôn ức chế được sự phát triển của các gốc tự do gây hại. Bảo vệ hệ thống tim mạch của bạn luôn khỏe mạnh và hoạt động một cách ổn định.
Giúp ngăn ngừa tế bào ung thư quái ác
Khoai tây có chứa chất chống Oxy hóa rất mạnh, nó giúp giảm thiểu mọi tác hại của các gốc tự do đến tế bào khỏe mạnh. Kết hợp cùng với những thành phần khác nữa có trong củ khoai như Vitamin A và quercetin, nó sẽ ức chế được sự phát triển của tế bào ác tính. Giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh ung thư nguy hiểm xuống mức thấp nhất.
Khoai tây công dụng trong làm đẹp da
Mỗi tuần đắp mặt nạ khoai tây, từ 2 – 3 lần, sẽ giúp cho làn da của bạn trắng lên trông thấy. Tất cả vết nám và tàn nhang có trên da cũng sẽ mờ dần theo thời gian. Loại củ này phát huy được tác dụng bằng cách bổ sung vitamin C, giúp bảo vệ làn da tránh khỏi những tác hại của tia UV có trong mặt trời.
Khoai tây có bao nhiêu loại?
Theo các chuyên gia trồng khoai tây của Hoa Kỳ, việc có được khí hậu thuận lợi và đất đai màu mỡ nhất. Thiết bị và kỹ thuật hiện đại nhằm sản xuất loại củ này mang lại chất lượng cao.
- Khoai tây Russet: Đây chính là loại khoai được trồng và sử dụng rất nhiều tại Hoa Kỳ, chúng có quanh năm. Bởi hàm lượng tinh bột cao, vậy nên nó có kết cấu giống như bột khi được nấu chín lên. Nó rất lý tưởng cho việc chế biến các món ăn như: nướng, và nghiền.
- Khoai tây ruột vàng: Loại khoai này có ruột nhỏ, màu vàng và có hương vị bơ nhẹ. Vậy nên nó trở nên rất phổ biến, chúng có kết cấu khá đặc biệt giống như sáp. và thích hợp dùng để chế biến các món nướng, nghiền và đút lò.
- Khoai tây đỏ tròn: Loại khoai này có màu đỏ tròn, màu đỏ hồng, ruột trắng. Khi đã nấu chín sẽ có kết cấu cứng giống như sáp, vậy nên rất thích hợp để chế biến ra các món luộc, chiên, đút lò hoặc có thể cắt làm salad.
- Khoai tây xanh và tím: Đối với các loại khoai này, sẽ có ruột màu từ xanh đậm đến tím nhạt tương tự như màu hoa oải hương và có hương vị của hạt dẻ.
Nguồn khí hậu phù hợp để trồng khoai tây
Khoai tây rất phát triển và thích nghi ở nền nhiệt độ ôn hòa từ 20 đến 22 độ C. Vậy nên tại nước ta, khí hậu của Đà Lạt chính là nơi trồng thích hợp nhất. Tuy nhiên, sản lượng được trồng chủ yếu, chính là các tỉnh phía Bắc.
Khoai tây có những dưỡng chất dinh dưỡng nào?
Khoai tây nấu chín chính là một nguồn thực phẩm chuyên cung cấp rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, cần thiết cho cơ thể con người chúng ta. Trong loại củ này phần lớn là nước, ngoài ra các thành phần chủ đạo của khoai sẽ bao gồm: carbs, protein và lượng chất xơ vừa phải.
Nguồn vitamin C
Với một củ khoai tây cỡ vừa, sẽ cung cấp nhu cầu vitamin hàng ngày dành cho người trưởng thành và gần đủ nhu cầu cho trẻ nhỏ. Loại thực phẩm này giúp bảo vệ được tế bào luôn khỏe mạnh và giải trừ mọi độc tố. Tăng khả năng chống dị ứng và hệ miễn dịch. Hoạt chất hormone giúp làm lành mọi vết thương, phòng chống các bệnh ung thư cũng như bệnh tim mạch.
Dưỡng chất Vitamin B6
Theo rất nhiều nghiên cứu, cứ 100 gam khoai tây sẽ có chứa 0,29 Mg Vitamin B6. Nó chiếm 15% nhu cầu vitamin B6 đối với những người đã trưởng thành, và 50% nhu cầu đối với trẻ dưới 5 tuổi.
Dưỡng chất Kali
Khoai tây chứa khá nhiều Kali, giúp cơ thể có thể duy trì tổng thể tính dịch, cân bằng axit và điện giải. Góp phần vào vận chuyển các xung động thần kinh, làm giảm huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Chính vì vậy, có thể giảm nguy cơ đột quỵ ở người trưởng thành xuống mức thấp nhất.
Chất xơ tự nhiên
Khoai tây được xếp vào nhóm rau rất giàu chất xơ. Bao gồm trong đó là chất xơ không hòa tan, sẽ tham gia vào quá trình thải độc mọi loại độc tố trong cơ thể. Chất xơ hòa tan, sẽ giúp giảm lượng cholesterol xấu trong máu, điều hòa Glucose.
Cách chế biến nguồn thực phẩm khoai tây
Khoai tây đã tồn tại và gắn bó đối với cuộc sống, của hàng triệu gia đình trên toàn thế giới. Chỉ cần một vài thao tác nhỏ và vài nguyên liệu có sẵn, bạn đã có thể chế biến được món ngon đến từ khoai tây. Dành cho những bữa ăn đầy năng lượng và dinh dưỡng, giúp cho bữa ăn thêm phần ngon miệng, đẹp mắt và phong phú hơn rất nhiều.
Luôn đảm bảo những củ khoai tây mà mình mua là những củ tươi ngon nhất. Hãy hãy chọn những loại củ có hình dáng cân đối, còn cứng, với lớp vỏ màu vàng mượt và sạch sẽ. Dựa theo kinh nghiệm của dân gian, loại củ này sẽ giữ được nguồn dưỡng chất khi đưa vào cơ thể. Nếu như bạn chế biến đúng cách, chính vì vậy người tiêu dùng cần phải lưu ý những đặc điểm phía dưới đây:
- Nên gọt bỏ và ngâm trong nước, để giảm được đáng kể hoạt chất acrilamit có hại cho cơ thể con người ta.
- Không nên nấu chung loại củ này với cà chua, nhất là đối với loại cà chua xanh. Để không tạo thành những cục vón khó tiêu và gây hại cho dạ dày.
- Nên nấu khoai tây với thịt bò, để làm giảm chất xơ gây hại cho niêm mạc dạ dày có trong loại thịt này. Giúp hình thành mọi dưỡng chất khác tốt cho cơ thể.
Lưu ý cần biết khi sử dụng củ khoai tây
Khoai tây về cơ bản được đánh giá, chính là một nguồn thức ăn rất ngon và bổ ích. Thế nhưng trong loại củ này, cũng chứa rất nhiều thành phần gây nguy hiểm nếu như không biết cách để lựa chọn và chế biến. Sau đây chính là lưu ý cần biết trước khi sử dụng nguồn thực phẩm dinh dưỡng này:
- Dễ gây dị ứng: chất patatin có thể gây dị ứng cho người ăn trong một số trường hợp đặc biệt. Tuy nhiên, các trường hợp này rất hiếm gặp nhưng không phải là không xảy ra.
- Chứa độc nếu không biết cách sơ chế: Tùy vào từng cách chế biến khác nhau, mà hàm lượng dưỡng chất sẽ thay đổi. Ở vỏ của loại củ khoai tây chứa khá nhiều vitamin, glycoalkaloid nhất định. Hàm lượng này sẽ tăng cao khi loại củ này mọc mầm, vậy nên cần phải biết cách sơ chế và loại bỏ hẳn những củ đã mọc mầm.
- Nhiễm độc Acrylamide: Chính là nguyên nhân gây nên căn bệnh ung thư quái ác, các bệnh về não và đặc biệt là liên quan đến hệ thần kinh. Lượng chất này có trong hàm lượng khoai tây chiên rất cao.
Kết luận
Hi vọng rằng với những thông tin cần thiết về khoai tây gửi đến bạn, thông qua bài viết trên. Đã giúp cho người dùng có thêm nhiều kiến thức và thông tin bổ ích về loại củ quen thuộc, trong chính gian bếp của gia đình mình.