Nấm sò là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đem lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe và thường xuất hiện trong các món ăn chay. Không chỉ là thực phẩm bổ dưỡng, nấm bào ngư còn được sử dụng như một vị thuốc quý mà ít ai biết đến. Để hiểu rõ hơn về các tác dụng của loại nấm này với sức khỏe, mời bạn cùng đọc bài viết dưới đây.
Giới thiệu về nấm sò và nguồn gốc của nó
Nấm sò còn được gọi là nấm bào ngư (tên khoa học là Pleurotus ostreatus), là một loài nấm ăn được thuộc họ Pleurotaceae. Chúng được trồng lần đầu tiên ở nước Đức dùng làm thức ăn trong thế chiến I nhưng mãi đến năm 1970, nấm bào ngư mới được nhân giống và trồng đại trà khắp thế giới.
Hiện nay, các kỹ thuật nuôi trồng, lai tạo phát triển mạnh mẽ, nấm bào ngư được gieo trồng rộng rãi, phổ biến. Nấm sò thường mọc thành từng chùm, gồm nhiều tai nấm mọc xen kẽ với nhau thành bậc thang. Chúng có hình dạng như vỏ sò, mũ nấm mọc lệch và có phần cuống hơi cong. Mũ nấm lúc đầu lồi lên, nhưng khi già, mũ nấm lõm xuống nhiều hay ít tùy vào từng cây.
Phần mặt mũ năm nhẵn bóng, mép mũ cuộn vào trong, sau vươn lên. Mũ nấm có màu xám, nâu sẫm rồi màu nhạt dần. Thịt nấm dày, màu trắng. Cuống nấm ngắn, mọc từng cái một, có khi mọc sát nhau gần như chung một gốc; cuống nhẵn hoặc phủ một lớp lông mịn, có màu nhạt hơn phần mũ, đôi khi là trắng xám giống khía của vỏ sò.
Nấm sò mọc đơn độc hoặc dạng lợp ngói chồng lên nhau trên các thân cây gỗ. Chúng phát triển mạnh vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu ở trong rừng hoặc ven rừng của nước ta.
Giá trị dinh dưỡng và cách dùng nấm sò
Nấm sò là loại nấm rất giàu chất dinh dưỡng và có dược tính cao nên ngoài được sử dụng làm thực phẩm, chúng còn được dùng rất nhiều trong việc chữa trị bệnh. Các chất dinh dưỡng có trong nấm bào ngư gồm:
- Protein: Chiếm tới 33 – 43%
- Các loại vitamin đa dạng như B2, B12, B6, C
- Các axit amin tốt cho cơ thể như Acid folic, acid béo không no… có nguồn gốc từ thực vật
- Hàm lượng chất xơ chiếm khoảng 35%
Khi nấm sò được sấy khô, ngoài hàm lượng cao protein, chúng còn có các acid amin như glutamic, valin, isoleucin. Chính vì vậy, nấm bào ngư được sử dụng rất nhiều trong các bữa ăn hàng ngày và có thể dùng để ăn chay. Các chất dinh dưỡng có trong nấm dễ dàng được chuyển hóa thành năng lượng mới và rất phù hợp cho những người bị mỡ máu, suy nhược cơ thể, tiểu đường,…
Thành phần hóa học của nấm sò
Các nhà khoa học cũng đã nghiên cứu và phân tích các thành phần có trong nấm sò tươi và đưa ra thống kê:
- Protid: Trong nấm sò có của khoảng 4% protid rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể đặc biệt là vitamin và khoáng chất.
- Gluxit: Chiếm tỷ trọng 3,4% giúp làm giảm quá trình phân hủy protein, cung cấp năng lượng cho người sử dụng.
- Các vitamin C và vitamin PP giúp thanh lọc, thải độc và, làm mát cơ thể.
- Axit folic: Giúp ngăn ngừa các bệnh về thần kinh, rất tốt cho phụ nữ mang thai.
- Các axit béo không no: Chúng giúp không gây ra tình trạng béo phì, thừa cân đồng thời làm giảm lượng cholesterol, điều hòa quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.
- Pleutorin: Giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư, giúp lưu thông tuần hoàn máu hiệu quả.
- Một số loại axit amin như amin, glutamic, ….
Với những thành phần tốt như này, việc sử dụng nấm sò thường xuyên sẽ giúp bạn ngăn ngừa, phòng chống các loại bệnh cũng như giúp cơ thể luôn khỏe mạnh.
Một số kỹ thuật trồng và bảo quản nấm sò
Nấm sò đem lại nguồn giá trị lớn cho con người nên chúng được nhân giống trồng với quy mới lớn. Để nấm đạt được năng suất cao, chất lượng tốt thì bạn cần lưu ý một số kỹ thuật trong quá trình trồng cũng như bảo quản nấm.
Kỹ thuật trồng nấm nấm bào ngư
Đặc tính sinh học: Nấm bào ngư với từng loại khác nhau sẽ có khả năng thích nghi khác nhau: Loại chịu lạnh thì nhiệt độ thích hợp từ 15-20 độ C, loại chịu nhiệt sẽ phát triển tốt ở 25-30 độ C. Độ ẩm của đất 65-70%, ẩm độ không khí 85-90%, độ thông thoáng vừa phải, ánh sáng vừa phải, pH=7.
Thời vụ: Nấm có thể trồng quanh năm nhưng thuận lợi nhất và cho năng suất cao nhất là từ tháng 9 – tháng 4 dương lịch.
Nguyên liệu sử dụng: Nấm sò được trồng từ rơm rạ, mùn cưa, bông phế liệu, vỏ hạt cà phê, bã mía, …
Cấy giống
- Nguyên liệu sau khi ủ, cho vào túi bóng kín với kích cỡ 30 x 40cm mùa hè hoặc 35 x 50cm vào mùa đông, bông phế liệu thì dùng túi 25 x 35cm. Khu vực cấy giống và ươm giống cần sạch sẽ để tránh các mầm bệnh xâm hại. Băm nguyên liệu thành đoạn ngắn từ 5 đến 7cm.
- Nguyên liệu sau khi chặt ngắn thì dùng tay nén chặt tạo thành khối tròn đều phẳng, rắc một lớp giống xung quanh lớp rơm rạ sát phía ngoài thành túi và làm đủ 3 lớp là được. Lớp trên cùng sẽ rắc giống đều lên trên bề mặt. Sau đó dùng cục bông nhỏ đặt trên miệng túi và lấy dây buộc nút bông để tạo đường cho nước thoát.
Ươm giống
- Đưa nấm sò được cấy vào nơi ươm, đặt trên giá hoặc dưới mặt đất, khoảng cách của các bịch 5-7cm. Nhà ươm cần sạch sẽ, thoáng mát và thời gian ươm từ 20-25 ngày.
- Nếu nấm sò phát triển tốt, sau 2 ngày trồng từ hạt nấm sẽ có sợi trắng ăn dần vào nguyên liệu, rơm sẽ chuyển sang màu vàng, bịch nấm rắn chắc. Nếu bịch nấm kém phát triển hoặc có mầm bệnh, sợi nấm sẽ co lại hoặc xuất hiện các vùng xanh, đen. Bạn cần loại bỏ ngày để tránh lây lan mầm bệnh.
Rạch bịch
Nếu phát triển tốt, sau 20-25 ngày cấy giống, các sợi nấm ăn cách đáy khoảng 1cm là có thể rạch bịch. Dùng dao nhọn rạch 4 – 6 đường xung quanh, các đường rạch cách đều nhau, chiều dài vết rạch tầm 3-4 cm theo chiều dọc của bịch nấm. Sau đó, bỏ nút bông phía trên và nén bịch, dùng dây nilon buộc miệng túi.
Chăm sóc nấm sò
- Treo bịch nấm bằng dây lên phía trên lán. Mỗi bịch nấm cách nhau 10-15cm để khi phát triển, nấm ra không chạm vào nhau và thuận thiện cho thu hoạch. Khoảng 2-3 hàng nấm sẽ có một lối đi rộng 40cm để tiện cho việc chăm sóc.
- Tưới nước: Sau khi rạch bịch, bạn chỉ cần cung cấp độ ẩm cho nền nhà. Sau 4 -6 ngày rạch bịch, nấm sò bắt đầu mọc, bạn nên tưới nước bên ngoài túi và tưới với dạng sương mù, lượng ít nhưng kéo dài để đảm bảo bề mặt mũ nấm lúc nào cũng có độ ẩm. Cần đảm bảo độ ẩm tốt để nấm phát triển mạnh mẽ.
- Ánh sáng: Cung cấp cho nấm sò lượng ánh sáng vừa phải, độ ẩm cao, không có ánh sáng chiếu vào trực tiếp, thoáng khí.
Thu hoạch nấm nấm bào ngư
- Khi thu hoạch cần hái cả cụm. Hái nấm sò đúng độ tuổi sẽ cho năng suất, chất lượng tốt nhất ( mũ nấm phía ngoài căng, giữa mũ nấm còn hơi lõm, gốc ngắn mập màu trắng là đúng tuổi), hái nấm 1-2 lần/ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối..
- Khi mũ nấm hết căng, mép mũ nấm xuất hiện răng cưa và có khói trắng bay ra là nấm đã già có chất lượng kém.
- Hái nấm sò cần hái sát phần gốc, không được để sót. Nếu sót phải loại bỏ sạch để nấm ra lần sau tốt hơn.
- Thời gian thu hoạch nấm tầm 40-50 ngày tính từ ngày hái nấm đầu tiên. Sau một thời gian thu hoạch, túi nấm sẽ bị xẹp dần, bạn cần nén lại và chăm sóc như trước.
Bảo quản nấm sò
Việc bảo quản nấm sò cần trong điều kiện nhiệt độ ẩm mát. Nhiệt độ trong tủ lạnh thường từ +2 đến +10 độ, độ ẩm bổ sung, tuân thủ các nguyên tắc đóng gói và đặt nấm để thời gian sử dụng được lâu.
- Rửa sạch, sơ chế nấm sò: Bạn có thể dùng vòi hoa sen hoặc vòi phun nước để làm sạch nấm và để nấm khô tự nhiên.
- Sử dụng bao bì phù hợp, sạch sẽ và khô ráo để đựng nấm sò. Có thể sử dụng thùng nhựa, túi ni lông, giấy sáp để đựng nấm. Nấm được đặt lỏng lẻo và chiều cao của chất xếp không quá 25cm để tránh bị nấm mốc và nhão.
- Điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh phù hợp: Nhiệt độ nên được duy trì trong khoảng 0 đến +8 độ.
Các món ăn được làm từ nấm bào ngư
Các món ăn được chế biến từ nấm bào ngư vô cùng đa dạng, thơm ngon, bổ dưỡng. Một số gợi ý sau giúp đa dạng cẩm nang ẩm thực cho bạn.
Nấm sò xào sả ớt
Đây là là món ăn chế biến không mất nhiều thời gian mà lại vô cùng ngon miệng. Món ăn này được rất nhiều người yêu thích bởi nó vừa tốt cho sức khỏe, không làm tăng cân, không gây ngán. Sợi nấm sò dai dai, bạn có thể dùng để ăn chay hoặc kết hợp với các món mặn đều được.
Nấm sò chiên bột
Món ăn này có thể dùng để làm món ăn vặt cũng rất hợp lý. Hương vị ngọt dai của nấm sẽ khiến bạn dễ bị nghiện món này lắm đây. Thời gian chế biến lại vô cùng nhanh chóng, dễ dàng. Món ăn thích hợp sử dụng trong các buổi tụ tập, ăn nhậu.
Canh nấm sò nấu chua
Bạn có thể biến tấu món canh cá nấu chua khi sử dụng nấm sò thay thế cho dọc mùng hay giá đỗ rất lạ miệng. Món ăn có hương vị đặc trưng, ngọt thanh, không gây ngán lại còn bổ sung nhiều chất dinh dưỡng.
Cháo nấm bào ngư
Bạn có thể xé nấm thành các sợi nhỏ cho vào trong cháo. Điều này sẽ giúp cho món cháo lạ miệng, có hương vị thơm ngon, rất dễ ăn. Cháo có vị ngọt của nấm sò, ăn dai dai sần sật rất “đã miệng”.
Kết luận
Với những chia sẻ vừa rồi, hy vọng bạn có thêm thật nhiều kiến thức hữu ích về loại nấm sò thơm ngon này. Hãy tìm kiếm thêm những cách chế biến mới từ nấm bào ngư để tạo ra những món ăn hấp dẫn và thưởng thức cùng mọi người trong gia đình nhé!