Với thời tiết oi ả, nóng nực mùa hè thì việc bổ sung các chất dinh dưỡng từ trái cây là rất cần thiết giúp tăng cường đề kháng và bảo vệ sức khỏe. Quả na với hàm lượng dinh dưỡng cao cùng hương vị thơm ngon là loại quả quen thuộc, được nhiều người lựa chọn mỗi dịp hè về.
Nguồn gốc và đặc tính của quả na
Quả na là loại trái cây thuộc họ mãng cầu, phổ biến và hấp dẫn với thịt ngon dạng kem mềm, ngọt khi chín. Quả sở hữu dạng quả tụ, mỗi lá noãn sẽ phát triển thành 1 quả mọng và dính với nhau tạo thành một khối hình cầu hoặc hình trái tim.
Mặt ngoài trái na có màu xanh và nhiều rãnh. Đường kính quả khoảng 6-10cm. Quả thơm, ngọt và có màu trắng đến vàng nhạt khi chín. Hạt na bóng, thuôn dài và nhẵn, có màu nâu sẫm, đen với kích thước từ 1.3-1.6 cm. Hạt na có chứa độc tố làm bỏng da và trừ sâu bọ.
Na ở ngoài Bắc
Ở ngoài Bắc, quả na được chia làm hai loại chính là nai bỏ và na dai, dựa vào đặc tính, sự liên kết giữa các múi với vỏ, giữa các múi với nhau. Thông thường, mọi người đều ưa chuộng na dai hơn bởi nó có nhiều đặc điểm nổi trội.
Na dai ăn ngọt, không dễ nát, để được lâu, và dễ bóc vỏ, múi na dễ tróc hột và dai dai ngon miệng. Na dai có vỏ mềm, thịt trắng và ít hạt đồng thời thơm và ngọt sắc hơn na bở. Na nổi tiếng nhất có thể nhắc tới na huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn với 2 khu vực trồng na lớn: Na dai Đồng Bành và na bở thị trấn Đồng Mỏ.
Na ở trong Nam
Ở trong Nam, quả na được gọi là quả mãng cầu. Mãng cầu dai Vũng Tàu chắc, nhiều thịt, lại ít hạt, vỏ mỏng, xù xì, hương vị thơm ngon hơn các loại mãng cầu khác. Quả mãng cầu dai có múi không mọng, không đều nhưng có mùi thơm, vị chua ngọt rất hấp dẫn.
Cây na thuộc loại cây gỗ nhỏ, có chiều cao khoảng 3-8m, thân ngắn, tán lá rộng, các nhánh cây phân tán không đều, lá hình elip hoặc hình mác mọc xen kẽ với nhau, cuống lá dài. Hoa của cây na từ các hoa đơn độc tập trung thành từng cụm có mùi thơm, màu xanh lục đến vàng.
Giá trị dinh dưỡng, tác dụng đối với sức khỏe từ quả na
Quả na có chứa rất nhiều hàm lượng dinh dưỡng, chứa tới 72% glucose, 2,7% protid, 14,52% saccharose, 1,73% tinh bộ và vitamin C. Chính vì thế, na đem đến rất nhiều lợi ích:
Phòng ngừa ung thư
Trong quả na có chứa hợp chất acetogenin và alcaloid tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa mắc bệnh ung thư da, và sự phát triển của các tế bào khối u.
Tăng cường thị lực cho mắt
Trong quả na chứa nguồn vitamin C, A dồi dào có khả năng cải thiện thị lực. Bên cạnh đó, quả còn chứa riboflavin, vitamin B2 có tác dụng chống lại sự hình thành các gốc tự do, hạn chế các vấn đề về mắt, tăng cường độ sáng cho mắt.
Hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
Đồng và chất xơ của quả na giúp hệ tiêu hóa hoạt động khỏe mạnh, đồng thời giúp cho việc bài tiết thức ăn nhanh hơn, hạn chế khó tiêu và giảm nguy cơ táo bón hiệu quả.
Tốt cho da, răng, tóc
Chứa nhiều vitamin A và chất chống oxy hóa, quả na giúp cân bằng độ ẩm, phục hồi tổn thương, bảo vệ cấu trúc tế bào và ngăn ngừa lão hóa da, sản sinh collagen và giúp tóc bóng mượt. Ngoài ra, đây còn là phương thuốc dân gian điều trị mụn, nhọt, vết loét trên da rất hiệu quả. Đối với vỏ na được dùng để chữa sâu răng, ngăn ngừa viêm nướu.
Ngăn ngừa mệt mỏi, giảm stress
Với hàm lượng dinh dưỡng cao, na giúp phục hồi mệt mỏi, suy nhược cơ thể. Lượng kali trong quả na giúp cải thiện quá trình cung cấp máu cho cơ thể, ngăn ngừa cơ bắp suy yếu, mệt mỏi.
Tốt cho phụ nữ mang thai
Quả na giúp các bà bầu kiểm soát tâm trạng tốt hơn, ngăn ngừa ốm nghén và tê bì cơ thể. Thường xuyên ăn na trong suốt thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ sảy thai, sinh non, kích thích sản xuất sữa mẹ. Na chứa hàm lượng folate cao giúp thúc đẩy quá trình phát triển não bộ, hệ thần kinh và tăng cường miễn dịch cho hai nhi.
Giúp ngăn tình trạng hen suyễn tái phát
Trong quả na có hàm lượng vitamin B6 cao làm giảm tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, giúp thông thoáng đường thở, ngăn ngừa hen suyễn và làm giảm các cơn ho.
Ăn na tốt cho tim và huyết áp
Trong na có chứa magie cũng như kali giúp điều hòa ổn định huyết áp, ngăn ngừa các cơn đau tim. Vitamin B4 có trong quả na làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Làm giảm lượng cholesterol
Nồng độ cholesterol cao dễ gây ra các bệnh như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… do chế độ ăn uống. ít vận động, cơ thể tích lũy lượng lipid không tốt này. Sự thiếu hụt Vitamin B3 trong cơ thể làm tăng mức độ cholesterol xấu. Niacin (vitamin B3) trong quả na giúp giảm cholesterol xuống 20%, thúc đẩy hình thành HDL-c, ngăn chặn quá trình xơ vữa mạch máu.
Tốt cho người thiếu máu
Với hàm lượng sắt cao, quả na thực sự là một siêu thực phẩm dành cho người thiếu máu. Những người mới ốm dậy hay phụ nữ đang trong quá trình mang thai đều nên ăn na để bổ sung sắt, tránh bị táo bón. Sắt có trong na giúp bổ sung dưỡng chất cho những người bị thiếu máu.
Ngăn ngừa các bệnh về khớp
Thuốc sắc từ lá na giúp làm giảm đau khớp bằng cách cân bằng lượng nước trong cơ thể, loại bỏ acid. Ngoài ra, quả na chứa magie giúp kiểm soát tốt sự cân bằng nước và điện giải.
Một vài điều lưu ý không nên bỏ qua khi ăn quả na
Tuy đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe, nhưng nếu ăn không đúng cách thì quả na vô cùng có hại.
Không ăn na quá nhiều
Quả na có chứa chất dinh dưỡng rất cao tuy nhiên, na có tính nóng nên khi ăn nhiều sẽ gây nóng cơ thể, dễ bị táo bón cũng như nổi mụn. Ngoài ra, quả na còn chứa lượng sắt cao nên ăn quá nhiều sẽ gây ra một số biến chứng do dư hàm lượng sắt như viêm ruột, loét đường ruột, viêm loét đại tràng. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn 1-2 quả mỗi ngày.
Ăn na khi còn ương
Khi bạn ăn quả na chưa chín kỹ hoặc bị nẫu đều rất không tốt cho cơ thể. Trong na ương có chứa Tanin khi kết hợp với thức ăn sẽ tạo ra những hợp chất khiến hệ tiêu hóa bị ứ đọng, gây khó tiêu và táo bón.
Không cắn vỡ hạt na khi ăn
Hạt của quả na có độc tố cao có thể chữa bệnh. Vì vậy bạn nên cẩn thận vì nếu cắn vỡ hạt na thì độc tố dễ phát huy tác dụng, gây hại cho cơ thể như bỏng da.
Nhóm người nào không nên ăn quả na?
Với bất kỳ loại trái cây nào cũng vậy, không phải ai cũng có thể sử dụng, Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những chế độ ăn phù hợp. Một số trường hợp sau không nên ăn quả na để bảo vệ sức khỏe:
Người béo phì
Na chứa nhiều đường, cung cấp nhiều năng lượng nên người béo phì không nên ăn nhiều. Ăn một trái na loại 200 – 250g cũng tương đương với 1 bát cơm rất dễ tăng cân nếu ăn nhiều.
Người bị nóng, hay có mụn nhọt
Một số người có cơ địa nóng hay bị mọc rôm sảy, mụn nhọt, lẹo mắt thì cũng không nên ăn nhiều vì hàm lượng đường cao sẽ làm tăng đường máu, tạo môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển, nhất là tụ cầu gây ra mụn nhọt, chốc lở.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường, đặc biệt là phụ nữ đang mang thai có tiền sử về bệnh tiểu đường thì không nên ăn bởi lượng đường trong na cao.
Cách bảo quản và sử dụng quả na đúng cách
Quả na sẽ chín rất nhanh khi được hái khỏi cây nhất là trong nhiệt độ cao. Nếu na xanh, và còn cứng thì sẽ chín sau 5 – 7 ngày. Chính vì thế bạn nên chú ý và tranh thủ ăn để tránh bị nẫu. Đồng thời bạn cũng không nên ăn na khi còn chưa chín hẳn vì sẽ không tốt cho cơ thể như dễ bị khó tiêu, đầy bụng và táo bón. Nếu muốn ủ na chín tự nhiên, bạn có thể thử một vài cách sau:
- Đặt những quả chưa chín cạnh những quá đang có dấu hiệu chín.
- Vùi na vào trong thùng gạo, đậy nắp kín khoảng 1 – 2 ngày.
- Dùng khăn bông quấn kín na, chừa lại phần cuống ra bên ngoài là được.
Quả na sẽ nhanh chín khi ở nhiệt độ cao nên bạn lưu ý chút nhiệt độ nữa nhé.
Cách trồng na
Để trồng được na dai cho quả to với năng suất cao, bạn cần hiểu được đặc tính về giống cây cũng như quy trình trồng.
Đặc tính của cây na
Na dai ưa thoáng, không nên trồng trên đất bị ngập úng và nên chăm phân bón đầy đủ để đạt năng suất cao. Na có khả năng chịu khô tốt nhưng chịu ngập úng kém và có khả năng ra trái nhiều hơn khi được cung cấp đủ nước. Đồng thời xới đất cho tơi và cung cấp đủ chất dinh dưỡng na sẽ cho sai quả hơn.
Cách chọn giống
Na hiện nay được trồng bằng phương pháp ghép cây và gieo hạt. Nếu gieo hạt bạn cần chọt hạt từ những quả na to, phơi khô hạt rồi gieo xuống đất. Còn trồng bằng cách ghép cây sẽ giúp cho cây mau ra quả và sinh trưởng đều. Bạn nên trồng na vào mùa xuân và mùa mưa tầm tháng 8 – tháng 9 là được và khoảng cách giữa các cây tối thiểu 3m để có những quả to, ngon nhất.
Sau khi trồng na, bạn cần tưới nước cho cây đầy đủ và duy trì độ ẩm trong suốt 1 tháng. Bên cạnh đó bạn cần chăm sóc định kỳ cho cây như tưới nước đầy đủ, tiến hành tỉa lá cho cây, bón phân bổ sung chất dinh dưỡng cho đất, ngăn ngừa sâu bệnh bằng cách phun thuốc trừ sâu,…
Kết luận
Quả na vô cùng gần gũi với mỗi chúng ta cùng vô vàn lợi ích sức khỏe của nó đem lại. Tuy nhiên bạn cũng lưu ý một chút nên dùng na vừa phải để tránh có những tác dụng phụ không đáng có nhé.