Trái thù lù là một quả mọc từ loại cây mọc hoang dại nhưng lại có tác dụng kỳ diệu sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Loại quả này vừa có giá trị dinh dưỡng cực kỳ cao lại vừa là bài thuốc cực kỳ hữu hiệu giúp điều hòa cho sức khỏe luôn được tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về công dụng của loại quả đặc biệt này.
Tìm hiểu chung chi tiết về trái thù lù
Trái thù lù hay còn gọi là tầm bóp, có tên khoa học là Physalis Angulata có giá trị rất cao trong việc sử dụng làm dược liệu. Trái có rất nhiều loại vitamin có công dụng tốt cho sức khỏe, thường mọc nhiều ở vùng nhiệt đới và vùng liên đới.
Mô tả đặc điểm chung của trái thù lù
Mỗi một loại cây lại có những đặc điểm riêng để có thể phân biệt được với các loài cây khác, điển hình ở trái là:
- Là cây thân thảo, có chiều cao từ 50 – 90cm, lá màu xanh và có hình bầu dục có chiều dài khoảng 0,3 cm thường rũ xuống đất.
- Hoa màu trắng hoặc vàng mọc đơn độc, có hình chuông và chia làm 5 cánh với nhụy vàng, đài hoa có lớp tơ mịn bao quanh.
- Cây có thể ra hoa và quả quanh năm nếu được chăm sóc tốt. Quả có hình tròn, da bóng, thuộc loại quả mọng có lớp vỏ lụa bên ngoài. Quả có màu xanh khi còn non và chuyển sang màu cam hoặc đỏ khi chin, khi bóp vào quả sẽ có tiếng kêu do vỏ quả phát ra.
- Cây còn được gọi là cây lồng đèn vì khi chin lớp áo lụa sẽ bung ra nhìn từ xa như những chiếc lồng đèn nhỏ.
Phân biệt các loài thù lù có gì khác biệt?
Vì có nhiều công dụng khác nhau nên thù lù được chia ra làm nhiều loại, các cách phân loại này được dựa vào đặc điểm bên ngoài của cây:
- Cây thù lù nhỏ (Physalis minima): là một loại cây có đường kính nhỏ với chiều cao chỉ khoảng 35cm, trên thân cây có nhiều lông nhỏ bao quanh. Lá cây thường dài từ 1,5 – 8cm và rộng khoảng 3cm, trên mặt lá có nhiều lông mịn. Thù lù nhỏ có hoa nhỏ màu vàng và nhụy hoa có đốm nâu.
- Thù lù cạnh: là loại thù lù có chiều cao từ 50 – 90cm, lá hình bầu dục, có hoa màu trắng hoặc màu vàng và có hình chuông, thường được sử dụng để làm các bài thuốc dân gian.
- Thù lù lông: là loại cây có chiều cao lớn nhất trong các loại thù lù, cây cao 1m, có nhiều nhánh và cành. Lá cây có chiều dài khoảng 4 – 10cm, rộng khoảng 2 – 5cm, có đầu nhọn, phiến xoan tam giác, có lông mềm.
- Thù lù đực: hay còn có tên gọi khác là cây nút áo có chiều cao khoảng từ 50 – 80cm, thân cây có nhiều lông và nhiều cành. Cây có lá hình bầu dục, không có lông, chiều dài lá kh 4 – 15cm, chiều rộng khoảng từ 2 – 3cm. Hoa có màu trắng và có kích thước nhỏ, thường mọc ở kẽ lá, quả có màu đen tím khi chín, đây là một loại quả không ăn được vì có độc.
Nguồn gốc và khu vực phân bố của trái thù lù
Cây thù lù có nguồn gốc từ vùng châu Mỹ nhiệt đới và được phân bố ở những khu vực có khí hậu liên đới và nhiệt đới. Cây thù lù còn có thể sinh sống tại các khu rừng nơi mà có độ cao dưới 1.500m so với mực nước biển. Cây đã xuất hiện ở Việt Nam từ lâu và được mọc hoang như cỏ chứ không được trồng theo một quy trình cụ thể.
Thành phần dược liệu có trong trái thù lù
Theo nghiên cứu thì trái thù lù có nguồn dinh dưỡng và nhiều khoáng chất, vitamin cao. Thành phần hóa học được tìm thấy trong thân và trái bao gồm: alcaloid, physalin A-D, F, L-O, các vitamin A, vitamin B1, vitamin C, protein, chất xơ, phốt pho, magie, canxi, natri, kẽm.
Lợi ích trái thù lù mang lại
Cây dễ sống và phát triển, ra trái quanh năm vì thích hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta. Tất cả các bộ phận của cây thù lù đều có thể được sử dụng để làm dược liệu trong các bài thuốc đông y, đặc biệt là trái thù lù. Không chỉ có vẻ ngoài bắt mắt, trái còn chưa nhiều dưỡng chất với nhiều công dụng chữa bệnh, cụ thể là:
Hỗ trợ trong việc điều trị một số loại bệnh phổ biến
Trái thù lù có tính mát, vị chua, có tác dụng lợi tiểu, tiêu đờm, giải nhiệt, tiêu độc, dịu cổ họng. Bên cạnh đó, trái còn được dùng để chữa các bệnh khàn tiếng, viêm họng, ho có khan, ho có đờm, cảm cúm…
Thành phần có chứa các chất chống oxy hóa cho cơ thể cực tốt
Một nghiên cứu chỉ ra rằng trong trái thù lù có chiết xuất ethanol có tác dụng chống oxy hóa rất cao. Đây là lý do chị em rất ưa chuộng sử dụng loại quả này để ăn để ngăn sự oxy hóa của cơ thể.
Bổ sung trái thù lù giúp tăng cường hệ miễn dịch
Trái thù lù được đánh giá là có hiệu quả tốt trong việc tạo ra thêm nhiều bạch cầu giúp cơ thể loại bỏ được các vi khuẩn có trong máu, tái tạo lượng bạch cầu mới và tăng cường hệ miễn dịch.
Giúp cải thiện thị lực cho mắt
Vitamin A đóng vai trò rất lớn đối với thị lực, nó duy trì cho giác mạc nhìn được rõ ràng hơn. Trái thù lù rất giàu vitamin A, rất thích hợp sử dụng để cải thiện thị lực giúp mắt sáng hơn, ngăn ngừa khô mắt và đục thủy tinh thể.
Giảm cholesterol và phòng ngừa các bệnh lý về tim mạch
Trong trái thù lù có chứa một lượng vitamin C lớn có công dụng giảm cholesterol trong máu, tăng sự bền vững của các thành mạch, giảm thiểu các bệnh lý về tim mạch, phòng ngừa đột quỵ.
Ngăn ngừa tối ưu nhất những khối u gây ung thư
Các hoạt chất Physalin có trong trái thù lù có thể giúp ức chế được sự phát triển các tế bào ung thư trong cơ thể bệnh nhân, ngăn chặn quá trình oxy hóa và hỗ trợ điều trị, thu nhỏ các khối ung thư (ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư ruột kết và miệng).
Phòng ngừa các bệnh tiết niệu về sỏi và điều trị tiểu đường
Hàm lượng vitamin C có trong trái giúp tăng nồng độ insulin trong máu, có tác dụng cao trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Lượng vitamin A có trong cây cũng góp phần hình thành canxi photphat, góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa sỏi tiết niệu.
Trái thù lù giúp giảm đau khớp cực tốt
Niacin đóng vai trò làm tăng máu đến cơ thể bao gồm cả đến các khớp giúp cải thiện sự linh hoạt của các khớp và giúp giảm đau. Trong trái thù lù có một lượng lớn vitamin B3 (hay còn gọi là niacin). Vì vậy việc ăn trái mỗi ngày sẽ giúp bạn giảm đau khớp một cách đáng kể.
Cách chăm sóc cây thù lù chuyên nghiệp
Tuy là một cây dễ sống và dễ phát triển nhưng nếu không được chăm sóc cẩn thận thì cây sẽ không đạt năng suất như bạn mong muốn hoặc sẽ không phát triển và cho quả. Chính vì vậy khi trồng cây thù lù cần đặc biệt chú ý những điều sau:
Đảm bảo môi trường có ánh sáng thích hợp
Cây thù lù nên được đặt ở những nơi thoáng mát và có ánh sáng nhẹ, không quá gắt. Những nơi nên đặt cây là ban công, sân thượng hoặc trong phòng khách có ánh sáng chiếu vào. Thời gian thích hợp để cây có thể đón được ánh nắng là từ 8 – 9h sáng, đây là thời gian có ánh nắng tốt phù hợp cho cây.
Độ ẩm phải đủ cho trái thù lù sinh trưởng
Ngoài ánh nắng thì nhiệt độ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển cây. Cây thù lù thường phát triển tốt trong môi trường liên đới và nhiệt đới nên rất ưa ẩm. Cần chú ý tưới đẫm cây mỗi ngày vào buổi sáng và tưới sương vào các buổi trong ngày để đảm bảo cây luôn đủ độ ẩm giúp cây nhanh bén rễ và sai quả hơn.
Phân bón định kỳ tăng thêm hiệu quả
Cây thù lù có thể phát triển không cần phân bón nhờ khả năng tự phát triển và kháng sâu bệnh tốt, bạn chỉ cần bón phân theo định kỳ để cây có thể phát triển nhanh và không bị còi cọc. Việc bón phân đúng liều lượng và đúng cách cũng giúp cây cho năng suất cao.
Quy trình thu hoạch cây thù lù mà bạn cần biết
Cây thù lù sẽ cho trái sau 80 ngày trồng và chăm sóc. Đặc điểm nhận biết quả đã chín là phần vỏ lụa bao bọc bên ngoài cây sẽ khô lại và chuyển sang màu vàng nhạt hoặc nâu sẫm hoặc trái thù lù sẽ rơi xuống đất. Khi thu hoạch không cần bóc vỏ ngoài của quả vì đó là nơi bảo quản quả. Lớp vỏ lụa sẽ giữ trái tươi trong vòng 3 – 4 tuần.
Sau khi thu hoạch cần bón thêm phân cho cây và tiếp tục chăm sóc cây như hướng dẫn ở trên để cây có thể hồi phục và tiếp tục cho trái.
Lưu ý khi sử dụng trái thù lù
Mặc dù có rất nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống hàng ngày nhưng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra, chúng ta cần phải lưu ý một số điều sau khi sử dụng trái thù lù:
- Nên tìm hiểu xem mình có bị dị ứng với các loại chất có trong trái thù lù không trước khi ăn, nếu có dấu hiệu dị ứng cần phải ngừng sử dụng ngay.
- Trẻ em và phụ nữ mang thai cần phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn vì đây là nhóm đối tượng nhạy cảm cần phải chú ý.
- Nếu đang sử dụng thuốc hoặc các thực phẩm chức năng cũng cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi ăn vì chúng có thể gây ra các tác dụng không tốt do bị phản ứng với nhau.
- Cần phải xem xét kỹ quả thù lù trước khi ăn, tránh ăn nhầm trái thù lù ở cây thù lù đực – một loại quả có độc tố như đã đề cập ở trên. Nếu chẳng may ăn phải, cần đến nhà thuốc hoặc cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn kịp thời.
- Không nên sử dụng quá nhiều trong một ngày, chỉ nên sử dụng một lượng vừa phải.
Kết luận
Với những ưu điểm và công dụng tuyệt vời, trái thù lù xứng đáng là một loại quả được quan tâm và nhân giống trên diện rộng. Hy vọng những kiến thức trong bài viết sẽ giúp bạn có thể trồng và thu hoạch thành công loại quả có nhiều dinh dưỡng này.